<?php=$row['title']?> , <?php=$tde?>
 

Toàn cảnh hội thảo

Từ năm 2018 đến năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam liên tục tổ chức chuỗi Hội thảo khoa học “Các chất ô nhiễm độc hại trong thực phẩm và môi trường: Kiểm soát chất lượng và công nghệ xử lý”. Các hội thảo này thu hút được sự tham gia của hàng trăm cán bộ nghiên cứu, nhà quản lý cũng như doanh nghiệp từ nhiều đơn vị trong và ngoài nước. Đồng thời thông qua hội thảo, rất nhiều báo cáo khoa học, tham luận được đã trình bày tại hội thảo cũng như gần 300 bài báo công bố trên 5 số đặc biệt của Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học (năm 2018, 2019); Tạp chí Hóa học (năm 2020).

Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tiếp nối chuỗi sự kiện này, ngày 12/4/2023, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ IV với mong muốn tạo cầu nối cho các nhà khoa học nhà quản lý cũng như doanh nghiệp, cùng chia sẻ những nghiên cứu mới trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và môi trường, đồng thời đẩy mạnh truyền thông lan tỏa những giá trị tích cực về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ khai mạc hội thảo

Hội thảo được tổ chức chia thành 02 chuyên đề với những nội dung nghiên cứu sâu hơn về môi trường và thực phẩm.
 
Chuyên đề 1: Các nghiên cứu về chất POPs/Dioxin trong môi trường và thực phẩm
 
Dioxin có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của nhiều loài động thực vật trong môi trường, ảnh hưởng của dioxin diễn ra ngay ở những nồng độ rất thấp. Với mục tiêu Cải thiện được một số quy trình phân tích Dioxin trong môi trường nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian cho việc phân tích Dioxin trong phòng thí nghiệm tại Việt Nam; Áp dụng các quy trình đã được cải tiến trong phòng thí nghiệm vào phân tích 17 đồng phân độc và một số đồng phân khác trong mẫu môi trường. Chuyên đề 1 được xây dựng dựa trên các nội dung của Hợp phần 5 “Nâng cao chất lượng phân tích dioxin của phòng thí nghiệm đạt tầm quốc tế” thuộc dự án KHCN trọng điểm cấp Viện Hàn lâm: “Nghiên cứu nguy cơ tích lũy dioxin và dẫn xuất phát sinh từ một số hoạt động kinh tế xã hội đến chuỗi sản xuất thực phẩm”. Tại chuyên đề 1 các đại biểu tham dự được nghe một số báo cáo liên quan tới:
  • Ảnh hưởng của Dioxin với thế hệ cháu, chắt và đề xuất một số giải pháp do TS. Trần Ngọc Tâm – Ban đối ngoại của TW Hội nạn nhân chất độc màu da cam trình bày. 
  • Báo cáo tổng quan về các loài cây có tác dụng giảm độc tính của Dioxin và các dẫn xuất của chúng do TS. Ngô Việt Đức, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ trình bày.
  • Các báo cáo liên quan đến tối ưu phương pháp phân tích, phát triển và xác nhận giá trị sử dụng phương pháp phân tích dioxin/Furan trong các thành phần môi trường, Tạo dòng tế bào Calux trong phân tích sàng lọc dioxin và dẫn xuất đến từ các tác giả thuộc Viện Công nghệ sinh học, Khoa Hóa của Đại học KHTN, Đại học Quốc gia và các nhà khoa học của đơn vị chủ trì Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ.
   
Một số diễn giả trình bày báo cáo của Hội thạo tại chuyên đề 1
Chuyên đề 2: Các phương pháp phân tích, đánh giá, kiểm soát chất lượng dược liệu và thực phẩm
 
Có một thực tế là xã hội đang quan tâm ngày càng nhiều hơn về nguồn gốc, tính xác thực của thực phẩm, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thực vật để điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe con người ngày càng đang được ưa chuộng trên thế giới. Do đó, chuyên đề 2 tập trung vào nội dung: Các phương pháp phân tích, chiết xuất, phân lập các chất trong tự nhiên; Phương pháp phân tích, đánh giá, kiểm soát chất lượng và nghiên cứu chế biến thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số cây thuộc chi Gnetum.
 
   
Một số diễn giả trình bày báo cáo của Hội thạo tại chuyên đề 2
Các báo cáo của chuyên đề 2 gồm:
  • Số hóa nông sản bằng đồng vị bền khối phổ phục vụ truy xuất nguồn gốc với phần trình bày của TS. Bùi Henry Hoàng Xuân – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty TNHH KHCN Hoàn Vũ.
  • Các báo cáo về phương pháp phân tích, kỹ thuật chiết xuất đến từ Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Trung tâm phân tích CASE (Tp HCM), các chuyên gia đến từ Công ty ACI (Thái Lan) và đơn vị chủ trì Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ.
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, buổi chiều cùng ngày các đại biểu còn có cơ hội được tham gia chương trình đặc biệt của các chuyên gia về ứng dụng các phương pháp phân tích trên thiết bị thực tế. Các đại biểu được nghe giới thiệu một số thiết bị và phương pháp phân tích hiện đại và quan sát quá trình thực hành trực tiếp trên thiết bị phân tích (ứng dụng sắc ký lỏng với hệ thống tinh sạch Flash/Prep cải tiến cho quy trình các sản phẩm tự nhiên; giám sát và thử nghiệm quá trình sản xuất ứng dụng sản phẩm thiên nhiên trong phân tích thực phẩm và môi trường).
 
 
 
  
Hoạt động giới thiệu một số thiết bị và phương pháp phân tích hiện đại và quan sát quá trình thực hành trực tiếp
trên thiết bị phân tích thu hút đông đảo sự quan tâm của các đại biểu tham dự
Chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo