I, Căn cứ thành lập Bộ môn Quản lý chất lượng An toàn thực phẩm
Căn cứ vào Chủ trương của Nhà nước và chiến lược phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Luật An toàn thực phẩm, 2010, Luật số 55/2010/QH12
- Luật Bảo vệ môi trường, 2014, Luật số 55/2014/QH13
- Nghị định số 163/2014/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra kiểm nghiệm về VSATTP
- Nghị quyết số 34/2009/NQ/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, VSATTP”
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
- Quyết định số 734/2010/QĐ-TTg ngày 25/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/NQ/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, VSATTP”
- Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban bí thư ngày 21 tháng 10 năm 2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”
- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn 2030
- Quyết định số 1228/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia VSATTP giai đoạn 2012 – 2015.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- Quyết định số 2133/QĐ-TTg ngày 01/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1145/QĐ-VHL ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc phê duyệt Dự án tăng cường năng lực phòng thí nghiệm trọng điểm về an toàn thực phẩm và môi trường.
II, Nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực ngành Thực phẩm
Thông qua nghiên cứu, điều tra, Bộ Công thương cũng đã xếp công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh và có định hướng, chiến lược phát triển trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước, tạo sản phẩm đa dạng, có khả năng cạnh tranh cao, qua đó, góp phần đưa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta thành ngành kinh tế thế mạnh, từng bước hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới.
Nhiều năm nay, nhân lực ngành thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, do đó việc chọn lựa nhân lực chất lượng cao ngành này càng như “mò kim đáy bể”. Thực tế đào tạo tại nhiều trường đại học có ngành thực phẩm cho thấy, so với chỉ tiêu tuyển sinh, có năm số thí sinh đăng kí còn ít hơn chỉ tiêu. Việc các công ty, doanh nghiệp lớn chi tiền lương hàng chục nghìn USD mỗi tháng để trả cho các chuyên gia người nước ngoài ngành thực phẩm khá phổ biến.
Nhân lực có trình độ cao về ngành thực phẩm đứng thứ 2 trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025, ngành thực phẩm đang dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam.
Trước những nhận định này, cho thấy việc đào tạo nguồn nhân lực về ngành thực phẩm đang là một định hướng mà ngay từ bây giờ, chúng ta cần xác định rõ ràng và nắm bắt cơ hội của ngành thế mạnh này.
Do đó bộ môn Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ra đời sẽ góp phần giải quyết sự khan hiếm về nguồn nhân lực có trình độ cao trong ngành thực phẩm.
III, Nguồn Nhân lực và cơ sở vật chất cho việc Đào tạo của Bộ môn
- Đội ngũ giảng viên
Trung tâm Đào tạo,Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ nay là Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ đang tập hợp một đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao trong lĩnh vực Hóa học: Hóa phân tích, Hóa lý và Hóa vô cơ; Hóa môi trường…cùng với nhiều đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu và thử nghiệm thành công liên quan đến thực phẩm.Ngoài ra, Trung tâm còn có đội ngũ chuyên gia cộng tác viên là những nhà khoa học đầu ngành thuộc lĩnh vực về công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm và công nghệ môi trường.
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Trung tâm hiện có các phòng thí nghiệm trọng điểm như: Phòng thí nghiệm trọng điểm về an toàn thực phẩm và môi trường, Phòng thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về dioxin và Phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược với hệ thống các máy móc, thiết bị hiện đại sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các NCS, các học viên cao học trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong những năm gần đây, cùng với mối quan tâm của cả nước về vấn đề an toàn thực phẩm; một số đề tài, dự án KHCN đã được phê duyệt và triển khai thực hiện tại Trung tâm, cụ thể như sau:
- Dự án KHCN trọng điểm cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “Nghiên cứu xác định các chất độc trong bảo quản và chế biến thực phẩm” do Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ chủ trì thực hiện trong 3 năm ( 2016-2018) gồm 5 Hợp phần nhỏ với các nội dung:
+ Hợp phần 1: Xây dựng Bộ quy trình định lượng các chất độc trong thực phẩm
+ Hợp phần 2: Phát triển phương pháp nhận dạng các chất độc trong thực phẩm
+ Hợp phần 3: Nghiên cứu xác định các chất độc phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm truyền thống tại Việt Nam
+ Hợp phần 4: Nghiên cứu phương pháp kiểm nghiệm một số phụ gia thực phẩm
+ Hợp phần 5: Nghiên cứu áp dụng phương pháp fingerprint trong xác định thành phần thực phẩm chức năng
- Đề tài: “ Nghiên cứu xác định các chất độc nguy hại trong rượu”
Đặc biệt trong năm 2016, Trung tâm đã tham gia cùng các nhà khoa học trong nước và quốc tế tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, Việt Nam, kết quả phân tích chất lượng nước biển, phân tích các độc tố trong cá, Trung tâm đã cung cấp kết quả phân tích số liệu trung thực, khách quan có luận cứ khoa học chặt chẽ để xác định được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường.
- Đề tài “ nghiên cứu hiện tượng thủy sản chết bất thường tại Hồ Tây Hà Nội”
- Hoạt động hợp tác quốc tế
Các hoạt động hợp tác quốc tế về giao lưu, trao đổi, và học tập liên quan đến lĩnh vực thực phẩm cũng diễn ra thường xuyên như “Tham dự hội nghị Ban kỹ thuật Codex quốc tế về rau và quả tươi tại Mexico”; “Tham dự Hội thảo về phân tích trong thực thẩm tại Anh”; cử một số cán bộ học tập tại Nhật Bản, Singapor về các phương pháp phân tích tại các phòng thí nghiệm hiện đại của nước bạn.
Ngoài ra, Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ đang phối hợp với một số đối tác nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân tích thực phẩm và môi trường để thực hiện một số công việc liên quan đến các phương pháp phân tích, sử dụng các thiết bị hiện đại trong phân tích thực phẩm như:
- Công ty HYOSHI Nhật Bản
- Đại học Prefecture Osaka (OPU)
- Viện nghiên cứu môi trường Nhật Bản (NIES)
- Các đối tác tại Anh, Pháp…
Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi mà Bộ môn Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm có thể tận dụng sự hỗ trợ quốc tế thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, hỗ trợ nâng cao năng lực làm việc phòng thí nghiệm về phân tích và quản lý chất lượng thực phẩm…
IV, Mục tiêu hoạt động của Bộ môn
- Đào tạo chuyên sâu vào các lĩnh vực: Nghiên cứu, phát triển về khoa học thực phẩm; Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; Nghiên cứu và phát triển các phương pháp phân tích trong thực phẩm.
- Tham gia hướng dẫn các NCS, học viên cao học; thẩm định, phản biện các đề tài khoa học liên quan đến thực phẩm.
- Thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn; các khóa học chuyên đề về an toàn thực phẩm; các phương pháp và kỹ thuật phân tích trong thực phẩm.
- Phối hợp cùng các Bộ môn khác trong Khoa Hóa học thực hiện công tác giáo dục và đào tạo.
V. Thông tin chung về Bộ môn quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Bộ môn
Bộ môn quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ngoài việc đào tạo các môn học cơ bản giống với ngành Hóa, sẽ tập trung nhiều vào các kiến thức chuyên sâu liên quan đến phân tích, kiểm định và quản lý chất lượng trong lĩnh vực thực phẩm.
Các môn học của Bộ môn đem lại khối kiến thức chuyên sâu cho các học viên cao học ngành Hóa; các NCS thực hiện đề tài liên quan đến quản lý chất lượng, phân tích trong thực phẩm của Học viện Khoa học và Công nghệ; các học viên là nhà quản lý về lĩnh vực an toàn thực phẩm đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước hoặc của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm…
Bộ môn ra đời góp phần hoàn thiện cho các hoạt động, các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu của Khoa Hóa học; phù hợp với chiến lược phát triển khoa học công nghệ của quốc gia cũng như của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. Đội ngũ giảng viên của Bộ môn
Nhằm triển khai các hoạt động giáo dục và đào tạo của Bộ môn, bước đầu Trung tâm dự kiến đội ngũ giảng viên như sau:
|
Họ và tên |
Học hàm, học vị |
Đơn vị |
Chức vụ |
|
Nguyễn Quang Trung |
PGS.TS |
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ |
Chủ nhiệm bộ môn |
|
Nguyễn Ngọc Tùng |
TS |
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ |
Phó CN bộ môn |
|
Lê Trường Giang |
PGS.TS |
Ban KHTC |
Giảng viên |
|
Vũ Đức Nam |
TS |
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ |
Giảng viên |
|
Trần Quang Thuận |
TS |
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ |
Giảng viên |
|
Lê Ngọc Hùng |
TS |
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ |
Giảng viên |
|
Đào Hải Yến |
TS |
Viện Hóa học |
Giảng viên |
Quyết định thành lập Bộ môn Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm