<?php=$row['title']?> , <?php=$tde?>

Anaerobic Baffled Reactors (ABR) là một bể phản ứng gồm nhiều ngăn nối tiếp nhau như một bể khuấy trộn. Trong mỗi ngăn có một vách thẳng đứng để ép cho nước chảy từ trên xuống dưới. Những vi khuẩn trong bể có xu hướng nổi lên trên và lắng xuống dưới cùng với bọt khí được tạo ra, đồng thời cũng di chuyển từ từ theo chiều dọc. Nước thải qua bể ABR có thể tiếp xúc với một lượng lớn vi sinh vật hoạt động. Với những vách ngăn đó, bể có khả năng làm giảm đáng kể lượng chất rắn đầu ra. Ở ngăn cuối cùng có thể gắn thêm một màng lọc ở phần trên cùng để giữ lại lượng bùn không cho trôi ra ngoài bể.

ABR, hệ thống xử lý nước thải với ưu điểm là hiệu quả xử lý cao, không tiêu thụ điện năng, công nghệ xử lý thân thiện với môi trường, xử lý nước thải nhờ các vi sinh vật có trong nước thải hoặc nhờ quá trình tự nhiên mà không dùng hoá chất và đặc biệt là yêu cầu vận hành và bảo dưỡng đơn giản và chi phí rất thấp.

Một số kết quả của đề tài:
- Công nghệ xử lý nước thải ABR sau khi hoàn thiện hoàn toàn thích hợp để xử lý - tái sử dụng nước thải nông thôn cho tưới lúa một cách an toàn. Công nghệ có nhiều ưu điểm (kết cấu đơn giản, vận hành không tốn năng lượng và hóa chất, chi phí quản lý vận hành thấp...) nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vùng nông thôn;
- Công nghệ ABR sau khi hoàn thiện được khuyến cáo xây dựng theo modun từ 25-50 m3/ng.đ, với kết cấu bằng gạch xây liền khối hoặc bằng vật liệu COMPOSIT đúc sẵn có thể lắp ghép. Không khuyến cáo xây dựng BIOGAS thu hồi khí tích hợp vào trước bể ABR khi xử lý nước thải vùng nông thôn;
- Công nghệ tính toán và kết cấu sau khi hoàn thiện đã giảm 14-28% giá thành đầu tư xây dựng xuống mức: kết cấu gạch xây liền khối khoảng 10 tr.đ/m3CS; Kết cấu lắp ghép đúc sẵn bằng Composit 11-12 tr.đ/m3CS;
- Hiệu quả xử lý nước thải đạt 67-80% và đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT/B đối với nước thải sinh hoạt thải vào nguồn dùng để tưới;
- Nước thải sau xử lý bằng công nghệ ABR có thể được sử dụng an toàn để tưới lúa. Lượng nước thải tối đa được phép cấp để tưới lúa được tính toán dựa trên cân bằng dinh dưỡng của cây lúa trong từng thời kỳ sinh trưởng. Tại Tân Chi - Tiên Du - Bắc Ninh có thể sử dụng nước thải sau xử lý để tưới với mức 3000-3200 m3/ha
- Vận dụng Quy trình tưới tiết kiệm nước giảm thiểu phát thải khí nhà kính (nông - lộ - phơi) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành để tưới cho lúa bằng nước thải.


Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 12636/2016) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn