1. Thông tin chung

  • Tên cơ quan: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ
  • Tên giao dịch quốc tế: Center for Research and Technology Transfer
  • Tên viết tắt: CRETECH
  • Tên cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Ngày thành lập: 25/03/2002
  • Trụ sở chính: Tòa nhà ươm tạo, số 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu giấy, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại/ Fax: 024.37568422
  • Website: http://cretech.vast.vn/

2. Chức năng và nhiệm vụ 

Chức năng:

              Trung tâm có chức năng tìm kiếm, tiếp nhận, nghiên cứu phát triển công nghệ mới, tư vấn và chuyển giao công nghệ.

Nhiệm vụ:

           1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thử nghiệm thiết bị dây chuyền ưong các lĩnh vực: Nông nghiệp, thực phàm, hóa dược, mỷ phẩm, môi trường, đo lường, năng lượng, vật liệu, chuyển đổi số.

           2. Tư vần (lập; đánh giá; thẩm định; giám sát) các dự án, công trình khoa học công nghệ, môi trường; phát triển thị trường chuyển giao công nghệ, công bố vả quáng bá công nghệ.

          3. Phát triển dịch vụ khoa học công nghệ bao £ồm: Phân tích thực phẩm, hóa dược phâm, quan tràc phân tích môi trường, tư van dịch vụ môi trường, phát triển dịch vụ đo lường. Tổ chức tập huấn, đào tạo ngăn hạn trong lĩnh vục khoa học công nghệ và môi trường.

          4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong vả ngoài nước thực hiện nhiệm vụ cúa Trung tâm.

          5.Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và Viện Hàn lâm;

          6. Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước và Viện Hàn lâm;

         7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

 

베트남 과학기술아카데미(Vietnam Academy of Science and Technology ; VAST)  산하의 교육, 자문 및 기술이전센터(Center for Training, Consultancy and Technology Transfer ; CTCTT)는 현 VAST의 결정문서 No. 295/QĐ-KHCNQG에 따라  2002년 3월 15일 설립되었다.  

  • CTCTT의 주요 임무는 다음과 같다.  

- 전문적인 신 기술 교육과정 개설

- 과학 기술분야에 대한 국내 및 해외 기관과의 협력

- 환경 및 식품안전 분야에 대한 기술상담 및 기술이전 수행

- 환경기술, 식품안전 및 다이옥신의 연구개발 수행

- 환경기술, 식품안전 및 다이옥신 분야의 과학 연구 프로젝트 참여 및 개발 

      - 식품안전 및 환경 연구를 위한 분석 실험실 운영

 

 

CTCTT의 최는 과학, 연구 프로젝트 활동은 다음과 같다.

- 사회, 경제적 개발 및 영토를 보호하기 위한 베트남 연해 섬에 대한 수자원 보존 및 품질 평가

- 하남(Ha Nam) 및 푸토(Phu Tho) 성에 대한 소규모 비소 제거기술 사업 수행 및 기술이전

- Passive diffusion 시료채취 장비를 이용한 도시지역에서의 공기 중 휘발성 유기 오염물질( Volatile Organic Compounds)  측정

- LCMS/MS를 이용한 병원 폐수 중 항생물질 군 결정방법 수행

      - 식품가공 및 보존을 위한 독성 화합물 측정 연구

      - 베트남에서 생산되는 술에 포함된  일부 독성물질 결정방법 연구

Le CTCTT (Center for Training, Consultancy and Technology Transfer) appartient à la Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) créée en mars 2002 suivant la décision 295/QĐ-KHCNQG du 25/03/2002 par le directeur du National Center for Natural Sciences and Technology (maintenant l’Academy of Sciences and Technology of Vietnam)

Les principales missions du CTCTT sont :

-  Organiser des formations professionnelles sur les nouvelles technologies,

-  Coordonner avec des organisations nationales et étrangères des formations dans le domaine de la science et de la technologie,

- Mener des consultations et des transferts de technologie dans le domaine de l’environnement et de la sécurité alimentaire,

- Diriger des recherches sur  le développement de technologies environnementales, la sécurité alimentaire et les dioxines,

- Joindre et développer les projets de recherches au sujet de la sécurité alimentaire, les technologies de l’environnement et les dioxines,

- Exécuter et exploiter des laboratoires d’analyse de sécurité alimentaire et de recherche sur l’environnement.

 

Nos activités et projets de recherches scientifiques de ces dernières années :

- Evaluation des réserves et de la qualité des systèmes de ressources en eau au niveau des iles côtières Vietnamiennes servant au développement économique et à la protection territoriale,

- Achèvement et transfert de technologie de l’élimination d’arsenic sur les propriétés souveraines dans les provinces de Ha Nam et Phu Tho

- Evaluation de la pollution de l’air par les composés organiques volatiles (COV) dans les milieux urbains par instrument de diffusion passive

- Mener des études de détermination d’antibiotiques dans les eaux usées d’hôpitaux par LCMS/MS

- Recherche sur les composés toxiques de la transformation et la conservation des aliments,

- Mener des études de détermination de composés toxiques dans les alcools du Vietnam

I. Lịch sử hình thành 

          Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ) được thành lập theo Quyết định số 295/QĐ-KHCNQG ngày 25/03/2002 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ngày đầu mới thành lập Trung tâm có 3 phòng trực thuộc:  

1. Phòng Quản lý tổng hợp

2. Phòng Đào tạo

3. Phòng Tư vấn và Chuyển giao công nghệ.

           Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năm 2008 Trung tâm thành lập thêm Phòng Nghiên cứu  triển khai và đến năm 2011 thành lập Phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ngày 25/01/2011 Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã  ký Quyết định số 54/QĐ-KHCNVN ban hành thay thế cho Quyết định số 295/QĐ-KHCNQG, ngày 25/03/2002 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia(nay là Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phê duyệt quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ. Theo quyết định này, cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có 05 phòng:

 1. Phòng Quản lý Tổng hợp

 2. Phòng Đào tạo

 3. Phòng Tư vấn và Dịch vụ Chuyển giao Công nghệ

 4. Phòng Nghiên cứu triển khai

 5. Phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế

            Đến năm 2013, Trung tâm đã thành lập thêm Phòng phát triển thị trường và dịch vụ đo lường. Phạm vi hoạt động của Trung tâm được gia tăng mạnh mẽ hơn. Việc làm đầu mối thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu, triển khai công nghệ trong và ngoài nước được tăng cường hơn. Sự phối hợp với các đơn vị địa phương thuộc 64 tỉnh thành trên cả nước ngày càng chặt chẽ.

           Ngày 15 tháng 6 năm 2017 Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra quyết định số 1015/QĐ-VHL về việc chuyển đổi tổ chức, chuyển Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ thành Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau khi có quyết định chuyển đổi tổ chức, Trung tâm có tất cả 8 Phòng, Ban:

1. Phòng Quản lý tổng hợp

2. Phòng Đào tạo và Kết nối Khoa học

3. Phòng Nghiên cứu triển khai

4. Phòng Phát triển công nghệ và dịch vụ đo lường

5. Phòng Thí nghiệm trọng điểm về an toàn thực phẩm và môi trường

6. Phòng Thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Dioxin

7. Phòng Nghiên cứu và ứng dụng Hóa sinh

8. Phòng Nghiên cứu và phát triển Hóa dược

            Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp, có hiệu quả của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập, GS.TSKH. Viện sỹ Đặng Vũ Minh, Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (sau là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã trực tiếp đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm.  Đầu năm 2007, do nhu cầu công tác, GS.TSKH.Viện sỹ Đặng Vũ Minh đã thôi kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm, thay vào đó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam đã bổ nhiệm TS. Phạm Văn Quý - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm. Đó là một thuận lợi lớn cho Trung tâm và từ những khó khăn của những ngày đầu thành lập, tập thể cán bộ, công chức và viên chức Trung tâm đã từng bước khắc phục, thực hiện đúng chức năng và từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Lãnh đạo Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) giao cho.Từ tháng 04/2010 – 31/7/2016, Ths. CVCC. Nguyễn Thành Khôi giữ cương vị giám đốc Trung tâm, từng bước gây dựng đơn vị ngày một lớn mạnh như hiện nay. Ngày 01/8/2016, TS. Nguyễn Quang Trung được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm, tiếp nối truyền thống, phát huy các thế mạnh giúp Trung tâm phát triển hơn nữa, góp phần chung vào sự phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

           Đến năm 2021 với sự nỗ lực phát triển không ngừng, hiện nay Trung tâm đã mở rộng cả về quy mô và tính chất, bằng việc thành lập thêm một số đơn vị, phòng ban trực thuộc. Cụ thể tính đến tháng 5/2021 Trung tâm đã có 12 đơn vị trực thuộc:

1. Phòng Quản lý tổng hợp

2. Phòng Kết nối và Chuyển giao công nghệ

3. Phòng Nghiên cứu triển khai

4. Phòng Phát triển công nghệ và dịch vụ đo lường

5. Phòng Thí nghiệm trọng điểm về an toàn thực phẩm và môi trường

6. Phòng Thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Dioxin

7. Phòng Công nghệ Hóa sinh

8. Phòng Nghiên cứu và phát triển Hóa dược

9. Trung tâm Công nghệ Hóa môi trường

10. Trung tâm Nông dược

11. Trung tâm Nghiên cứu và thử nghiệm hóa dược

12. Phòng Thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Môi trường không khí

           Về chủ trương và nhu cầu tinh giảm bộ máy để nâng cao chất lượng, ngày 01 tháng 3 năm 2023 Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra quyết định số 299/QĐ-VHL thay thế cho Quyết định số 1015/QĐ-KHCNQG, ngày 15/06/2017 của Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ. Theo quyết định này, cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có 06 phòng, Trung tâm:

1. Phòng Quản lý tổng hợp

2. Phòng Kết nối và Chuyển giao công nghệ

3. Trung tâm Phát triển công nghệ và dịch vụ đo lường

4. Trung tâm An toàn thực phẩm và Môi trường

5. Phòng Thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Dioxin

6. Trung tâm Nghiên cứu Nông dược

            Các lĩnh vực hoạt động chính của Trung tâm hiện nay:

- Phân tích An toàn thực phẩm và Môi trường

- Phân tích Dioxin và Độc chất

- Quan trắc môi trường

- Phát triển công nghệ và dịch vụ đo lường

- Hoạt động nghiên cứu khoa học

- Hoạt động hợp tác quốc tế

             Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ đã có quá trình lớn mạnh không ngừng cả về chất và về lượng, Trung tâm luôn phấn đấu thực hiện và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ có chất lượng, các công trình nghiên cứu, công trình công bố có ý nghĩa thực tiễn là cơ sở tốt cho việc chuyển giao công nghệ vào thực tiễn cuộc sống.

II.Lãnh đạo cơ quan qua các thời kì 

1) Chức vụ Giám đốc qua các thời kì 

STT

Thời gian công tác

Giám đốc

1

2002 – 2006

GS.VS. Đặng Vũ Minh

2

2007 – 2010

TS. Phạm Văn Quý

3

2010 – 2016

ThS. Nguyễn Thành Khôi

4

7/2016 – 1/2023

PGS.TS. Nguyễn Quang Trung

5

1/2023 – 2/2023

PGS.TS. Lê Trường Giang

6

2/2023 – nay

PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt

 2) Chức vụ Phó Giám đốc qua các thời kì 

STT

Thời gian công tác

Phó Giám đốc

1

2020-2007

Ths. Nguyễn Công Chiến

2

2003-2010

PGS.TS. Ngô Ngọc Cát

3

2006-2010

Ths. Trần Văn Hồng

4

2008-2011

TS. Đoàn Dũng

5

2013 - 08/2014

PGS.TS. Lê Trường Giang

6

2014 – 07/2016

PGS.TS. Nguyễn Quang Trung

7

8/2016 - 4/2019

TS.Nguyễn Ngọc Tùng

8

7/2017 - 2/2023

PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt

9

5/2020 - Hiện nay

TS.Bùi Quang Minh

10

10/2020 - Hiện nay

PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh

 

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ hiện có 102 viên chức, người lao động. Trong đó có 04 Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 12 Tiến sĩ: 32 Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh.

Ban lãnh đạo Trung tâm gồm:

- Giám đốc: PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt

- Phó Giám đốc: TS. Bùi Quang Minh

- Phó Giám đốc: PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh

Các đơn vị trực thuộc:

- Phòng Quản lý tổng hợp

- Phòng Kết nối và Chuyển giao công nghệ

- Phòng Thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Dioxin

- Trung tâm Phát triển công nghệ và Dịch vụ đo lường

- Trung tâm An toàn thực phẩm và Môi trường

- Trung tâm nghiên cứu về nông dược

- Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm hóa dược.

  • Phòng Thí nghiệm trọng điểm An toàn thực phẩm và Môi trường được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 và được cấp chứng chỉ VILAS với mã số 809.
  •  Phòng Thí nghiệm được trang bị thiết bị hiện đại, có độ chính xác cao. Thực hiện phân tích, kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa về môi trường và an toàn thực phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước, và cho các tổ chức cá  nhân có nhu cầu.
  •  Cung cấp dịch vụ về phân tích chất lượng môi trường và an toàn thực phẩm
  • Kiểm tra, giám sát và cảnh báo sớm một số nhóm chất độc trong thực phẩm và môi trường
  • Nghiên cứu một số vấn đề cấp bách về an toàn thực phẩm hiện nay như: nghiên cứu phụ gia hóa chất hiện nay đang gây hại cho thực phẩm; nghiên cứu những yếu tố độc hại trong môi trường…
  • Phát triển công nghệ màng thẩm thấu chuyển tiếp (FO) ứng dụng để sản xuất nước sinh hoạt từ nước mặn.
  • Đảm bảo năng lực trang thiết bị, nhân sự thực hiện một số nhiệm vụ trong chương trình nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc hóa học da cam/Dioxin ở Việt Nam
  • Triển khai nghiên cứu và cung cấp dịch vụ phân tích cho các lĩnh vực: Đánh giá tồn lưu chất độc màu da cam/Dioxin và một số các chất ô nhiễm hữu cơ chậm phân hủy (POPs) khác trong các đối tượng mẫu môi trường (đất, trầm tích, nước, sinh vật), thực phẩm, con người và các nguồn thải công nghiệp; đánh giá sự phơi nhiễm của con người và cộng đồng với Chất da cam/Dioxin, đặc biệt là tại các khu vực gần điểm nóng ô nhiễm; Quan trắc phát thải Dioxin, Furan và dl-PCBs từ các nguồn thải công nghiệp; quan trắc một số chất ô nhiễm khác thuộc nhóm POPs trong các đối tượng mẫu môi trường, nghiên cứu đánh giá ô nhiễm Chất diệt cỏ/Dioxin ở các vùng nóng.
  • Đảm bảo năng lực trang bị các thiết bị hiện đại với độ chính xác cao. Thiết bị lấy mãu bụi, khí thải công nghiệp, các thiết bị xử lý mẫu tự động và bán tự động (Soxhlet, PLE, Power – Prep Cleanup…); Các thiết bị phân tích mẫu nhiễm sắc ký khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS), sắc ký khí và sắc ký lỏng ghép nối 2 lần khối phổ (GC/MS –MS, LC/MS – MS)…
  • Tham gia triển khai các dự án hợp tác quốc tế về kiểm soát các chất ô nhiễm hữu cơ chậm phân hủy trong môi trường. Tham gia hợp tác nghiên cứu với các đối tác tại Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan…
  • Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới, hiện đại trong quan trắc môi trường, thực hiện chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật về quan trắc môi trường
  • Triển khai các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu quan trắc ô nhiễm môi trường
  • Tham gia điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường.
  • Thực hiện các dịch vụ quan trắc môi trường, khảo sát, lập báo cáo đầu tư các dự án/đề án về quan trắc môi trường.
  • ​Nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá các công nghệ mới, công nghệ sạch thân thiện với môi trường.
  • Thử nghiệm, nghiên cứu phát triển các phương pháp đo đạc, phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu và bảo quản mẫu.
  • Nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng các phương pháp, quy trình hiệu chuẩn, kiểm chuẩn các thiết bị đo, đếm.
  • Đánh giá và kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị, máy móc phục vụ các nhiệm vụ quan trắc môi trường

5.  Hoạt động nghiên cứu khoa học
Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm.  Một số các đề tài mà Trung tâm đã và đang thực hiện bao gồm:

a) Đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, Sở:

  • Điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của các bãi chôn lấp rác Đồng Ngo và bãi rác Thung Quèn Khó đến môi trường nước ngầm và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Đề tài “Nghiên cứu sử dụng một số nguyên liệu khoáng làm vật liệu xử lý môi trường nước”.
  • Đề tài “Nghiên cứu đánh giá trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước hệ thống đảo ven bờ Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”
  • Đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao công nghệ xử lý Asen quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hà Nam và tỉnh Phú Thọ”
  • Đề tài “Nghiên cứu vai trò của nước ngầm trên hệ thống đảo ven bờ Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ các đảo”.
  • Đề tài “Điều tra đánh giá sự biến đổi môi trường tài nguyên nước vùng Đồng bằng Bắc Bộ dưới tác động của các hoạt động kinh tế xã hội”.
  • Đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm tỉnh Hưng Yên và Đồng Tháp. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường”.
  • Đề tài “Điều tra đánh giá tác động đến môi trường của các lò gạch tư nhân và hợp tác xã thuộc các tỉnh ven sông Hồng, sông Đuống và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững”
  • Để tài “Điều tra đánh giá tác động đến môi trường của các lò gạch tư nhân và hợp tác xã thuộc các tỉnh ven sông Hồng, sông Đuống và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững
  • Đề tài “Quảng bá, triển khai kỹ thuật tách Asen từ nguồn nước sinh hoạt ở hộ gia đình bằng thiết bị hấp thụ sử dụng vật liệu nano, tại một số địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế”.
​b) Đề tài thực hiện với các đơn vị khác:
  • Đề tài “Xây dựng phương pháp xác định nhóm kháng sinh Sulfonamides trong nước thải bệnh viện bằng phương pháp LCMS/MS”.
  • Đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong không khí tại khu vực thành phố bằng dụng cụ lấy mẫu khuyếch tán thu động”.
  • Đề tài “Tăng cường năng lực BVMT nước ở VN-JICA giai đoạn II”
  • Đề tài “Tham gia nghiên cứu sử dụng một số nguyên liệu khoáng làm vật liệu xử lý môi trường nước
  •  Đề tài “Tham gia nghiên cứu xây dựng công nghệ sinh thái xử lý nước thải dệt nhuộm”
  • Đề tài “Tham gia nghiên cứu ứng dụng sơn nano TiO2 khử khuẩn và các chất độc hại trong môi trường không khí”
  • Đề tài “Tham gia phân tích mẫu môi trường, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Hà Nội năm 2013”
  • Đề tài “Tham gia phân tích mẫu môi trường, Công ty TNHH Fujikin Việt Nam, Hà Nội, năm 2013”
  • Đề tài “Tham gia phân tích mẫu môi trường, Công ty TNHH TOTO Việt Nam, năm 2013”
  • Đề tài “Tham gia đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại kênh Tàu Hủ-Bến Nghé-Kênh Đôi-Kênh Tẻ: Nghiên cứu các yếu tố dẫn đến mức độ ô nhiễm thấp. Dự án Jica”
  • Đề tài “Tham gia HĐKHCN quan trắc môi trường khu công nghiệp Gang thép Lưu Xá công ty Gang thép Thái Nguyên, Thái Nguyên, năm 2012”
  • Đề tài “HĐ phân tích mẫu môi trường, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, năm 2013”
  • Đề tài “Tham gia đánh giá về nước thải công nghiệp, Dự án của Bộ TN&MT, Hà Nội, năm 2012”
  • Đề tài “Tham gia quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, Cty TNHH Kum Nam Print, Vĩnh Phúc, năm 2013”
  • Đề tài “Hoạt động quan trắc phân tích bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Hà Nội năm 2012”
  • Đề tài “Tham gia quan trắc và bảo vệ môi trường tại Công ty Matsuo, Hà Nội, Việt Nam năm 2012”
  • Đề tài “Tham gia phân tích mẫu khí thải ống khói, mẫu không khí, mẫu nước thải, Cty ô tô Toyota Việt Nam, Vĩnh Phúc, năm 2013
  • Đề tài “Tham gia đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ dễ bay hơi trong không khí tại khu vực thành phố bằng dụng cụ lấy mẫu khuyếch tán thu động”
  • Đề tài “Nghiên cứu keo tụ bằng sắt (II) và oxy hóa hợp chất hữu cơ mang màu, ứng dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm bằng ozone kết hợp với H2O2”
  • Đề tài “Tham gia nghiên cứu xử lý bã thải nổi trong nước thải sản xuất giấy, làng nghề bằng phương pháp vi sinh”
  • Đề tài “Tham gia nghiên cứu chế tạo vật liệu phủ TiO2 có tác dụng diệt khuẩn và loại bỏ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Áp dụng thử nghiệm vô trùng trong môi trường y tế”
  • Đề tài “Thực hiện các hợp đồng dịch vụ phân tích, đào tạo cán bộ về phân tích, đặc biệt làm phân tích trọng tài, kiểm tra ngoại bộ các mẫu quặng khoáng sản Al, Au, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb, Sb, Zn, Ti, Zr, đất hiến…, axit humic trong than bùn và phân bón, các mẫu vật liệu ngành luyện kim cần xác định thành phần với độ chính xác cao”.
  • Đề tài “Triển khai các hoạt động nghiên cứu điều tra, quan trắc và đánh giá tác động môi trường, hiện trạng môi trường. Nghiên cứ công nghệ xử lý chất thải, hợp tác nghiên cứu và tư vấn xử lý nước sinh hoạt, nước thải , chất thải rắn”
  • Đề tài “Tham gia nghiên cứu kỹ thuật tách làm giàu kết hợp với phương pháp đo hiện đại để xác định hàm lượng vết kim loại trong các đối tượng tự nhiên khác nhau”
  • Đề tài “Tham gia nghiên cứu vụ cá chết hàng loạt ở Hồ Tây bắt đầu từ ngày 1/10/2016. Kết quả kiểm tra nhanh cho thấy “toàn bộ nước mặt Hồ Tây không có oxy”​c) Đề tài nghiên cứu các hiện tượng lạ trong thiên nhiên:
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao cho Trung tâm chủ trì và tổ chức nghiên cứu các hiện tượng lạ trong tự nhiên như:
  • Khảo sát đánh giá cơ sở khoa học của vườn chữa bệnh tại ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
  • Điều tra nghiên cứu bản chất “Đá tự cháy” tại xã Hà Bầu, Huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
  • Nghiên cứu các “Làng ung thư” ở tỉnh Nghệ An
  • Nghiên cứu hiện tượng lạ ở Thác Cạn, hồ chứa nước Trị An
  • Điều tra đánh giá hiện tượng nứt, sụt đất tại làng A Kla, xã Ia Pết, Gia Lai, xác định nguyên nhân nứt, sụt đất.
  • Tháng 4 năm 2016 Trung tâm đã tham gia tích cực vào quá trình phân tích tìm nguyên nhân thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hang loạt tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam.
6. Hoạt động hợp tác quốc tế
  • Hợp tác quốc tế theo hướng chủ động như tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác, tăng cường phát triển các dự án, hợp tác mới;
  • Tổ chức, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo và lớp học quốc tế về khoa học công nghệ
  • Mở rộng các hoạt động trao đổi chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, tiếp nhận sinh viên quốc tế;
  • Triển khai các hoạt động theo thường quy như quản lý việc thực hiện các chương trình hợp tác, tổ chức tiếp đón các đoàn khách quốc tế đến tham quan và làm việc tại Trung tâm.
  • Thực hiện các hoạt động truyền thông bên ngoài, xây dựng quy trình truyền thông, quy tắc cập nhập trao đổi thông tin giữa các Phòng ban và bộ phận truyền thông.
  • Thúc đẩy phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế, Trung tâm đã ký các văn bản thỏa thuận và thực hiện các hợp tác về nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và đào tạo với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo của Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Canada, Thụy Điển, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Belarus, Ucraina, Lào, Thái Lan… Từ đó, Trung tâm đã và đang xây dựng, duy trì và phát triển tốt đẹp các mối quan hệ hợp tác quốc tế về nghiên cứu, triển khai và đào tạo với nhiều nước và các tổ chức quốc tế. Trung tâm thường xuyên cử cán bộ khoa học đi nghiên cứu, thực tập và đào tạo sau đại học nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn về chuyển giao công nghệ, quản lý môi trường tại các nước và ngược lại các nước đối tác cũng thường xuyên cử cán bộ khoa học đến làm việc dài ngày tại Trung tâm.
Trên cơ sở đó, nhiều dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ đã và đang được thực hiện tại Trung tâm. Trong những năm qua, Trung tâm đã hợp tác với nhiều đối tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
Hợp tác với Nhật Bản:
  • Viện nghiên cứu môi trường Quốc gia
  • Viện nghiên cứu khoa học công nghệ (AIST)
  • Trường Đại học Osaka
  • Trường Đại học Kitakyushu
  • Công ty Wellthy
  • Công ty Hiyoshi ​

Hợp tác với Liên Bang Nga:

  • Viện nghiên cứu Hóa học vô cơ Nikolaev-  Trường Đại học Poitiers
  • Trường Đại học Bordeaux

Hợp tác với Pháp:

  • Trường Đại học Poitiers
Hợp tác với Lào:
  • UBND tỉnh Champasa
  • Văn phòng HĐKH Quốc gia Lào
Hợp tác với Hàn Quốc:
  • Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
  • Cơ quan môi trường Hàn Quốc
  • Viện nghiên cứu KIST
​Năm 2011 hợp tác với UBND tỉnh Champasak, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về Khoa học công nghệ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho tỉnh trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thẩm định các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ tư vấn tìm nguồn hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và tổchức thực hiện trên một số lĩnh vực về ứng dụng Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghệ môi trường và công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Champasak,
Năm 2015, Trung tâm cũng cử cán bộ đi dự Hội nghị, hội thảo về an toàn thực phẩm tại Anh quốc và Singapore để trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích thực phẩm.
7. Công tác Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức
Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ công chức, viên chức
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được xác định, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổ chức Cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ  Việt Nam, Trung tâm đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức của Viện. Phối hợp chặt chẽ với các Viện nghiên cứu, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ  Việt Nam  làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức. Trong 15 năm qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị:
Phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức 01 khóa đào tạo lý luận chính trị chương trình cao cấp cho 69 cán bộ quản lý cấp vụ, viện học tại Viện Hàn lâm Khoa hoc và Công nghệ Việt Nam. Thời gian học 2 năm (2002-2004).
Phối hợp với Trường Cán bộ Lê Hồng Phong (Hà Nội) tổ chức hai lớp lý luận chính trị chương trình trung cấp cho các đối tượng là cán bộ cấp phòng, cán bộ trẻ trong diện quy hoạch với số lượng 70 cán bộ tham gia.
Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho viên chức các ngạch:
Phối hợp với Trường Nghiệp vụ quản lý KH&CN- Bộ KH&CN tổ chức 07 khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh tế - kỹ thuật ngạch nghiên cứu viên chính và kỹ sư chính cho trên 415 cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện KH&CN Việt Nam, nhằm trang bị thêm cho cán bộ nghiên cứu những phương pháp, cách tiếp cận khoa học trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp cho cán bộ nghiên cứu đủ điều kiện về chứng chỉ để tham gia thi nâng ngạch từ NCV lên NCVC và KS lên KSC.
Phối hợp với Học viện Hành chính và Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức – Bộ Nội vụ mở các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và chuyên viên chính với khoảng 200 cán bộ tham gia
Phối hợp với Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức – Bộ Nội vụ mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ phòng Quản lý tổng hợp với 50 cán bộ tham gia
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học:
Mở 4 khóa đào tạo tin  học nâng cao cho cán bộ, công chức viên chức thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam  với 200 cán bộ tham gia
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên ngành:
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyên giao công nghệ đã phối hợp với các Viện nghiên cứu chuyên ngành tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cho các cán bộ khoa học ở các Viện nghiên cứu. Trong 15 năm qua, Trung tâm đã tổ chức được 25 khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên ngành với hơn 1000 lượt cán bộ khoa học tham gia.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế thế giới:
Từ năm 2008 đến năm 2014, mỗi năm Trung tâm đã mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế thế giới cho cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên, chuyên viên các ban chức năng và cán bộ nghiên cứu giữ ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương trở lên ở các viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với tổng số hơn 1000 lượt cán bộ tham gia.
Phối hợp với Cục sở hữu trí tuệ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ cho hơn 200 cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu trình độ từ nghiên cứu viên chính và tương đương trở lên ở các viện nghiên cứu trực thuộc Viện lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Phối hợp với Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho 140 cán bộ quản lý các ban chức năng, các viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ).
Trong 15 năm qua, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Trung tâm đã phối hợp với các Ban chức năng, các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các Trường… tổ chức được 62 khoá đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức thuộc Viện Hàn lâm  Khoa học và Công nghệ Việt Nam với tổng số 3445 lượt người tham gia.
Đào tạo liên kết
Ngay từ những năm đầu hoạt động, Trung tâm đã xác định: ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã được Viện Hàn lâm  Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao cho là đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, Trung tâm cần phải phối hợp với các trường Đại học, Học viện  đẩy mạnh hoạt động đào tạo liên kết  nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, Trung tâm đã liên kết với trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Đào tạo được 03 khóa Kỹ thuật viên CNTT với số lượng 326 sinh viên; 01 khóa Cao đẳng CNTT với số lượng 210 sinh viên; 08 khóa Cử nhân CNTT với số lượng 688 sinh viên.
Liên kết với Học viện Hành chính Quốc gia đào tạo 01 khóa Cử nhân hành chính với số lượng 130 sinh viên.
Liên kết với Học viện Tài chính đào tạo 02 khóa Cử nhân tài chính kế toán với số lượng 280 sinh viên và 04 lớp đại học Văn bằng 2 với số lượng 300 sinh viên.

Liên kết với Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái nguyên đào tạo 04 khóa Cử nhân Môi trường với số lượng 232 sinh viên.
Tính từ năm 2003 đến nay, Trung tâm đã liên kết đào tạo được 18 khóa, lớp học với tổng số 2257 sinh viên. Đây là một thành tích đáng kể trong hoạt động đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho xã hội
8. Cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ
Về dịch vụ tư vấn
  • Tư vấn và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải, rác thải, khí thải
  • Tư vấn xin phép khai thác nước dưới đất
  • Tư vấn đánh giá tác động môi trường cho các công ty, nhà máy…
  • Nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất và đời sống để mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.Ví dụ: hệ thống xử lý nước thải, xử lý kim loại nặng, công nghệ trồng rau sạch … Các hợp đồng triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sức khỏe và đời sống người dân là một trong những chức năng, nhiệm vụ đã được đặt ra.
Về công tác chuyển giao công nghệ
Nhiều công trình nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội, được nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương trong cả nước quan tâm và đánh giá cao. Ví dụ: hệ thống xử lý nước thải, xử lý kim loại nặng, công nghệ trồng rau sạch... Các hợp đồng triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sức khỏe và đời sống người dân là một trong những chức năng, nhiệm vụ đã được đặt ra.
  • Chuyển giao công nghệ xử lý kim loại nặng tại Đồn Biên phòng Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang: Đồn biên phòng bản Máy thuộc huyện Hoàng Su Phì được mệnh danh là vùng “Đất chết”, là một vùng đất được coi là khó khăn gian khổ bậc nhất, đồn nằm trên đỉnh núi Lao Sáng cao 1500m so với mực nước biển. Nguồn nước cung cấp cho bộ đội biên phòng bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, đặc biệt là chì, kẽm. Trung tâm đã cử các cán bộ đến đồn biên phòng xem xét, nghiên cứu và đã chuyển giao cho các cán bộ chiến sỹ 05 bộ xử lý nước, đã giúp cho các cán bộ chiến sỹ, bộ đội biên phòng có nước sạch dùng cho ăn uống và sinh hoạt, được cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng đánh giá rất cao.
  • Chuyển giao công nghệ xử lý nước nhiễm phèn ở Trung tâm Y tế huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh: Nguồn nước giếng khoan tại Trung tâm Y tế huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh bị nhiễm phèn khá nặng, dẫn đến tình trạng là phòng mổ của Trung Tâm Y tế này khi dùng nước giếng khoan để rửa các dụng cụ mổ gây ra nhiễm trùng cho bệnh nhân. Sau khi các cán bộ chuyển giao công nghệ của Trung tâm lắp đặp tại đây 02 thiết bị sử lý nước đơn giản bằng các vật liệu hấp phụ do viện hóa học sản xuất thì nguồn nước sạnh cho phòng mổ đã đạt yêu cầu cho công tác mổ và rửa các dụng cụ phục vụ cho công tác mổ.
  • Chuyển giao công nghệ xử lý Asen tại Hà Nam và Hà Tây: Phối hợp cùng với Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh Hà Nam chuyển giao hàng trăm bộ thiết bị xử lý Asen qui mô hộ gia đình tại Hà Nam và Hà Tây cũ. Các mô hình đã chuyển giao đem lại hiệu quả xử lý cao, bà con nông dân dễ dàng sử dụng, tái sinh vật liệu.
  • Chuyển giao công nghệ trồng giống khoai tây Atlantic cho năng suất, chất lượng cao trên  địa bàn xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
  • Chuyển giao công nghệ trồng  gấc lai cao sản xuất khẩu tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 
  • Chuyển giao công nghệ lắp đặt hệ thống  rau thủy canh cho các hộ gia đình tại Hà Nội và các vùng lân cận.
  • Chuyển giao công nghệ trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu tại xã Tân Thái và xã La Bằng của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
  • Chuyển giao công nghệ trồng ớt chỉ thiên xuất khẩu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
  • Chuyển giao công nghệ trồng rau thủy canh cho các hộ gia đình tại Hà Nội  và các vùng lân cận.
  • Chuyển giao công nghệ mô hình trồng rau Hữu cơ – Giải pháp phát triển bền vững rau sạch
9. Các hoạt động khác 
Tổ chức hội thảo khoa học:  Trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động nghiên cứu khoa học, Trung tâm còn phối hợp với nhiều đơn vị để tổ chức các hội thảo khoa học trong lĩnh vực thực phẩm và môi trường như:
  • Hội thảo Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị phân tích trong kiểm soát các chất độc hại trong môi trường và thực phẩm”
  • Hội thảo Phân tích toàn diện các chất ô nhiễm dạng POPs trong môi trường trên thiết bị sắc ký khối phổ”
  • Hội thảo “Giới thiệu giải pháp đồng bộ cho phòng thí nghiệm phân tích Dioxin/POPs
  • Hội thảo Ảnh hưởng của Dioxin/POPs đến sức khỏe con người, môi trường và phương pháp xử lý
  • Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng Máy Khối phổ ICP-MS của hãng Agilent
Nâng cao trình độ cán bộ và tham gia giảng dạy
  • Cử 04 cán bộ đi nghiên cứu sinh tại nước ngoài
  • Cử 11 cán bộ đi đào tạo Thạc sỹ tại các trường đại học trong nước.
  • Đã hướng dẫn hơn 40 sinh viên Khoa Công nghệ - Môi trường; Khoa công nghệ sinh học của các Trường Đại học làm luận án tốt nghiệp.
  • Tham gia giảng dạy tại Trường Đại học trong cả nước như: Đại học Khoa học tự nhiên; Đại học Tài nguyên và Môi trường; Đại học Phương Đông, Đại học Quy Nhơn; Đại học Phú Yên….
  • Thường xuyên tiếp nhận và hướng dẫn các sinh viên thực tập tại Phòng thí nghiệm trọng điểm về an toàn thực phẩm và môi trường.